Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương

92 lượt xem
Mục lục chính

    I. Tên đồ án lập điều chỉnh

    Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.

    1. Diện tích lập điều chỉnh

    Diện tích khu đất điều chỉnh cục bộ khoảng 24,62ha trong tổng số 100ha khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.

    2. Phạm vi điều chỉnh

    Điều chỉnh trong phạm vi ranh giới 24,62ha khu vực sản xuất phân compost giai đoạn 3 và giai đoạn 4, khu chôn lấp hợp vệ sinh chất thải vô cơ và khu chôn lấp an toàn chất thải công nghiệp vô cơ.

    Tổng mặt bằng sử dụng đất (phê duyệt)
    Sơ đồ 1. Tổng mặt bằng sử dụng đất (phê duyệt)

    3. Quy hoạch điều chỉnh cục bộ

    Nội dung điều chỉnh

    • Quy hoạch sử dụng đất

    – Điều chỉnh hình khối khu sản xuất compost GĐ3 và GĐ4, bố trí các ô chôn lấp thành hố số 4, số 4B, số 5 và số 6.

    – Thay đổi đất xây dựng công trình thành đất đường giao thông.

    • Diện tích đất điều chỉnh

    Tổng diện tích khu đất trước khi điều chỉnh quy hoạch: 24,62ha bao gồm:

                + Khu sản xuất compost – GĐ3: 4,72ha.

    + Khu sản xuất compost – GĐ4: 4,45ha.

    + Khu chôn lấp hợp vệ sinh chất thải vô cơ: 13,14ha.

    + Khu chôn lấp an toàn rác thải công nghiệp vô cơ: 1,50ha.

    + Đường nội bộ: 0,81ha

    Tổng diện tích khu đất sau khi điều chỉnh quy hoạch: 24,62ha bao gồm:

                + Khu sản xuất compost – GĐ3: 5,78ha; mật độ xây dựng 55%, tầng cao tối đa 15m.

    + Khu sản xuất compost – GĐ4: 4,90ha; mật độ xây dựng 55%, tầng cao tối đa 15m.

    + Khu chôn lấp hợp vệ sinh chất thải vô cơ: 11,06ha.

    + Khu chôn lấp an toàn rác thải công nghiệp vô cơ: 1,51ha.

    + Đường nội bộ: 1,37ha.

    Diện tích tăng: 2,08 ha bao gồm:

      + Khu sản xuất compost – GĐ3: 1,06ha.

                + Khu sản xuất compost – GĐ4: 0,45ha.

    + Khu chôn lấp an toàn rác thải công nghiệp vô cơ: 0,01ha.

    + Đường nội bộ: 0,56ha.

    Diện tích giảm: 2,08 ha bao gồm:

                + Khu chôn lấp hợp vệ sinh chất thải vô cơ: 2,08ha.

    Quy hoạch sử dụng đất được duyệtQuy hoạch sử dụng đất điều chỉnh

          Vị trí điều chỉnh

    Sơ đồ 2. So Sánh tổng mặt bằng sử dụng đất được duyệt và điều chỉnh

     

     Bảng so sánh cơ cấu sử dụng đất phê duyệt và điều chỉnh

    STTTên hạng mụcQH PHÊ DUYỆTQH ĐIỀU CHỈNHCHÊNH
    LỆCH (ha)
    Diện tích (ha)Tỷ lệ %)Diện tích (ha)Tỷ lệ (%)
    AKHU VỰC ĐIỀU CHỈNH24,6224,6224,6224,62 
    1Khu sản xuất phân compost9,179,1710,6810,681,51
    1.1Khu sản xuất phân compost – GĐ34,724,725,785,781,06
    1.2Khu sản xuất phân compost – GĐ44,454,454,904,900,45
    2Khu chôn lấp14,6414,6412,5712,57-2,07
    2.1Khu chôn lấp hợp

    vệ sinh chất thải vô cơ

    13,1413,1411,0611,06-2,08
    2.2Khu chôn lấp an toàn

    rác thải công nghiệp vô cơ

    1,501,501,511,510,01
    3Đường nội bộ0,810,811,371,370,56
    3.1Đường nội bộ0,810,811,371,370,56
    BKHU VỰC CÒN LẠI75,3875,3875,3875,38
     TỔNG DIỆN TÍCH

    TOÀN KHU (A+B)

    100,00100,00100,00100,000,00

    Bảng 2: Bảng so sánh cơ cấu sử dụng đất phê duyệt và điều chỉnh

     

    Bảng cơ cấu sử dụng đất toàn khu (điều chỉnh)

    STTTên hạng mụcDiện tích (ha)Tỷ lệ (%)MDXD (%)TCTB

    Hệ số SDD

    A Khu đất điều chỉnh cục bộ24,6224,62   
    1Khu sản xuất phân compost10,6810,68
    1.1Khu sản xuất phân compost – GĐ35,785,78551,00,55
    1.2Khu sản xuất phân compost – GĐ44,904,90551,00,55
    2Khu chôn lấp12,5712,57
    2.1Khu chôn lấp hợp vệ sinh chất thải vô cơ11,0611,06
    2.2Khu chôn lấp an toàn rác thải công nghiệp vô cơ1,511,51
    3Đường nội bộ1,371,37
    3.1Đường nội bộ1,371,37
    BKhu đất không điều chỉnh75,3875,38   
    IĐất cây xanh cách ly và đường vào KLH12,2512,25
    1Đường giao thông đối ngoại1,801,80
    2Đường nội bộ và cây xanh cách ly10,4510,45
    IICông trình hiện hữu45,9045,90
    1Khu điều hành1,141,14
    2Khu sản xuất phân compost – GD1

    vốn ODA Phần lan

    3,533,53
    3Khu xử lý chất thải công nghiệp1,911,91
    4Ô chôn lấp và NM xử lý nước rỉ rác18,3418,34
    5Khu tái chế vật liệu xây dựng1,771,77
    6Khu vực tái chế rác thải CN – GĐ36,116,11551,00,55
    6Khu xử lý công nghệ cao4,534,53551,00,55
    7Khu sản xuất phân compost – GĐ2

    vốn ODA TBN

    2,402,40
    8Khu tái chế vật liệu xây dựng – GĐ23,053,05551,00,55
    9Khu vực phân loại và tái chế rác thải CN

    – GĐ2

    3,133,13551,00,55
    IIIĐường nội bộ và cây xanh17,2317,23
    1Đường nội bộ0,690,69
    2Cây xanh16,5416,54
     Tổng diện tích đất

     toàn khu liên hợp (A+B)

    100,00100,00   

    Bảng 3. Bảng cơ cấu sử dụng đất toàn khu (điều chỉnh)

     

    Tổng mặt bằng sử dụng đất được điều chỉnh

    Sơ đồ 2. Tổng mặt bằng sử dụng đất (điều chỉnh)

    • Quy hoạch giao thông

    Tại khu vực Nhà máy sản xuất phân compost công suất 840 tấn/ngày (compost 3), điều chỉnh tịnh tiến đường N9 (mặt đường 7m), chiều dài khoảng 430m cấu tạo BTCT lên cách vị trí trong quy hoạch hiện hữu khoảng 125m, giáp ranh với khu chôn lấp hợp vệ sinh chất thải vô cơ. Đồng thời bổ sung thêm đường D7 (mặt đường 7m), chiều dài khoảng 282,0m cấu tạo BTCT vào giữa 2 khu sản xuất compost 3&4.

    Bổ sung 03 vị trí quay đầu xe tại các đoạn đường cụt (12m x 12m) theo quy định của PCCC tại QCVN 06:2022.

    Quy hoạch hệ thống giao thông được duyệtQuy hoạch hệ thống giao thông điều chỉnh

                      Vị trí điều chỉnh

    Sơ đồ 3. So Sánh Quy hoạch hệ thống giao thông được duyệt và điều chỉnh

     

    Bảng thống kê đường giao thông bổ sung

    SttTên ĐườngC.Rộng mặt đường (m)Lộ giới (m)Chiều dài (m)Ghi chú
    1Đường D77,07,0282,0BTCT
    Sơ đồ 5. Quy hoạch hệ thống giao thông (điều chỉnh)

    Sơ đồ 6. Mặt cắt đường D7 (bổ sung)

     

    • Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật

    Hạng mục cấp nước:

    –   Dự án được cấp nguồn từ tuyến ống cấp nước thủy cục trên đường DH605 ở phía Nam dự án.

    –   Khu vực điều chỉnh được cấp nguồn từ tuyến ống cấp nước D225 trên đường D3.

    –   Bổ sung thêm các tuyến ống cấp nước DN110 ở đường N5, N9 và D7; đường ống cấp nước DN150 ở đường N11 và đường ống DN225 (trên đường N5, D3 và D3 nối dài).

    –  Lắp đặt bổ sung 16 trụ cứu hỏa gắn trên đường ống DN110; DN150 và DN225 khoảng cách 2 trụ cứu hỏa tối đa 120m.

    –   Khối lượng tuyến ống cấp nước điều chỉnh là:

    + Ống HDPE DN225: 983m

    + Ống HDPE DN150: 152m

    + Ống HDPE DN110: 1.339m.

    Hạng mục thoát nước mưa:

    –   Nguồn thoát nước mưa khu vực điều chỉnh được đấu nối với hệ thống thoát nước mưa trên đường N5 và đường D3.

    –   Hệ thống thoát nước mưa khu vực điều chỉnh sử dụng mương B600, chạy dọc các trục đường.

    Khối lượng thoát nước mưa lắp đặt khu vực điều chỉnh là:

    +  Mương B600: 1.744m; Hố ga: 18 cái.

    Hạng mục cấp điện, chiếu sáng:

    –   Thay đổi vị trí và công suất 2 trạm biến áp cấp cho khu vực compost giai đoạn 3 và giai đoạn 4 từ 1500kVA lên 2000kVA.

    –   Trạm biến áp khu vực sản xuất compost giai đoạn 3 công suất 1500KVA điều chỉnh thành 2000kVA.

    –   Trạm biến áp khu vực sản xuất compost giai đoạn 4 công suất 1500KVA điều chỉnh thành 2000kVA.

    –   Khu vực điều chỉnh bố trí 61 bóng đèn chiếu sáng khu vực đối với các tuyến đường có xe cơ giới qua lại bố trí trung bình 30m/cái; tuyến đường nội bộ khu chôn lấp bố trí trung bình 50m/cái. Đèn chiếu sáng sử dụng loại đèn LED 100W-220V, cần đèn chữ S. Tủ cấp điện chiếu sáng được lấy từ trạm hiện hữu 1000kVA trên đường N5.

    • Cập nhật các nội dung yêu cầu của Quyết định 07/QĐ-TTg ngày 06/01/2015

    Căn cứ quyết định 07/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến hết năm 2030. Quy hoạch quản lý chất thải rắn đảm bảo các nội dung như sau:

    a) Chỉ tiêu quy hoạch:

    Các quy chuẩn được áp dụng trong quy hoạch.

    Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn theo các giai đoạn đến năm 2030.Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, làng nghề thông thường, chất thải rắn nguy hại.

    b) Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh theo các giai đoạn đến năm 2030:

    Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, làng nghề thông thường, chất thải rắn nguy hại.

    c) Phân loại chất thải rắn:

    • Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 3 loại: Chất thải rắn hữu cơ (rau, quả, thức ăn thừa…); chất thải rắn vô cơ có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại…); các loại chất thải rắn còn lại.
    • Chất thải rắn công nghiệp được phân thành 2 loại: chất thải rắn công nghiệp nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
    • Chất thải rắn nguy hại từ các nguồn thải được phân loại, bảo quản, lưu giữ, thu gom, vận chuyển trực tiếp đến các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại vùng liên tỉnh, vùng tỉnh theo quy hoạch và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi trường; thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại.

    d) Điều kiện vị trí quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn:

    • Cơ sở xử lý chất thải rắn bố trí ở ngoài phạm vi đô thị, ưu tiên các vị trí cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy của sông suối và được trồng cây xanh cách ly, đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành nhằm bảo vệ nguồn nước trong lưu vực hệ thống sông và ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng thông qua giải pháp về mặt công nghệ, lộ trình đóng cửa các cơ sở xử lý chất thải rắn quá tải, gây ô nhiễm môi trường, xây dựng mới các cơ sở xử lý chất thải rắn.
    • Các địa phương cần rà soát, xây dựng giải pháp cụ thể hạn chế ảnh hưởng tới môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn hiện hữu đang gây ô nhiễm lưu vực hệ thống sông ngòi như: Xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác, chuyển đổi công nghệ, hạn chế chôn lấp hoặc đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh, thực hiện quan trắc và giải pháp xử lý giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn; nâng cấp, cải tạo, xử lý và kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn khác nhằm bảo vệ nguồn nước trong toàn lưu vực.

    e) Công nghệ xử lý chất thải rắn:

    • Công nghệ xử lý chất thải rắn được lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; khả năng phân loại, tính chất, thành phần chất thải rắn của từng địa phương.
    • Ưu tiên các công nghệ trong nước, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, các công nghệ tái chế có sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ của mỗi địa phương.
    • Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn thông thường:
    • Các cơ sở xử lý chất thải rắn nằm trong phạm vi ảnh hưởng đến các đoạn sông là nguồn cấp nước từ thượng lưu sông phải áp dụng công nghệ xử lý tái chế, thu hồi chất thải rắn, chế biến phân hữu cơ, đốt thu hồi năng lượng…, không chôn lấp chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn nguy hại;
    • Các cơ sở xử lý chất thải rắn còn lại nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng đến các đoạn sông đang là nguồn cấp nước áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế…, khuyến khích áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp.
    • Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn nguy hại: Công nghệ xử lý lý hóa, công nghệ đốt, hạn chế chôn lấp, …

    Chú ý: theo quyết định này thì công nghệ xử lý chất rắn không được chôn lấp chất thải hữu cơ và chất thải nguy hại

    f) Khái toán vốn đầu tư:

    • Nhu cầu vốn đầu tư: ước tính vốn đầu tư quy hoạch quản lý chất thải
    • Nguồn vốn đầu tư: là vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, …

    g) Đánh giá môi trường chiến lược:

    • Tác động tích cực đến môi trường.
    • Dự báo tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch.
    • Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường

    4. Lộ trình, tiến độ thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch cục bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định

    • Sau khi đồ án điều chỉnh cục bộ được duyệt, Chủ đầu tư sẽ tiến hành phối hợp với UBND phường Chánh Phú Hòa thực hiện công bố, công khai theo quy định.
    • Thực hiện đầu tư các hạng mục công trình của dự án theo đúng quy hoạch được duyệt.
    • Tiến độ dự kiến: 2023-2025.

    5. Các nội dung khác

    Ngoài nội dung điều chỉnh chính trên, các nội dung khác vẫn giữ nguyên theo quy hoạch đã được duyệt cũng như việc điều chỉnh trên không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sử dụng đất và kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đồ án.

    II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    1. Kết luận

    Trên đây là toàn bộ nội dung chính điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Việc điều chỉnh quy hoạch nói trên là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư, đồng thời phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.

    2. Kiến nghị

    Để dự án được thực hiện tốt, cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý và đơn vị thiết kế nhằm thực hiện việc quản lý xây dựng khu đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt.

    PHỤ LỤC

    I. Các văn bản pháp lý liên quan kèm theo

    1. Quyết định số 1213/QĐ-CT ngày 09/04/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt quy hoạch địa điểm khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    2. Văn bản số 1968/UBND – KTN ngày 11/7/2013 của UBND Tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ chương cho phép Công ty TNHH một thành viên Cấp Thoát Nước – Môi trường Bình Dương (Nay là Công ty CP – Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương) làm chủ đầu tư KLH Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương mở rộng.
    3. Quyết định số 3990/QĐ-CT ngày 15/10/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt dự án đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    4. Quyết định số 3695/QĐ-UBND ngày 17/08/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    5. Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 21/03/2012 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    6. Quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 26/06/2012 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
    7. Quyết định số 2474/ QĐ-UBND ngày 10/9/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể quản lý – xử lý chất thải rắn Bình Dương đến năm 2030;
    8. Văn bản số 1968/UBND – KTN ngày 11/7/2013 của UBND Tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ chương cho phép Công ty TNHH một thành viên Cấp Thoát Nước – Môi trường Bình Dương (Nay là Công ty CP – Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương) làm chủ đầu tư KLH Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương mở rộng;
    9. Quyết định số 2245/QĐ-UBND ngày 12/09/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt dự án đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương – giai đoạn II;
    10. Quyết định số 1063/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2015 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    11. Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương – giai đoạn II;
    12. Quyết định số 3693/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương – giai đoạn II;
    13. Văn bản số 4180/UBND-KTN ngày 22/08/2019 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nâng cấp công suất khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    14. Văn bản số 5171/UBND-KTN ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng bổ sung các ô chôn lấp (bể ủ) hợp vệ sinh kết hợp phát điện tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;      
    15. Giấy phép xây dựng số 256/GPXD ngày 16/01/2020;
    16. Giấy phép xây dựng số 258/GPXD ngày 16/01/2020;
    17. Giấy phép xây dựng số 43/GPXD ngày 06/01/2020;
    18. Thông báo số 4532/TB-SXD ngày 31/12/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương về việc Kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm tra theo Quyết định số 1628/QĐ-SXD ngày 18/5/2021 và Quyết định số 3447/QĐ-SXD ngày 27/10/2021 của Giám đốc Sở Xây dựng về việc kiểm tra công tác quản lý, vận hành và bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
    19. Văn bản số 449/UBND-KT ngày 26/01/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nâng công suất khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    20. Quyết định số 1232/QĐ-BTNMT ngày 09/06/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng nâng công suất Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương” tại phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương;                                                                                                                                                 
    21. Văn bản số 1063/SXD-PTĐT&HTKT ngày 23/03/2023 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương về việc điều chỉnh đường giao thông trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    22. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số doanh nghiệp 3700145694, đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 20/04/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp;
    23. Văn bản số 1940/SGTVT-KHĐT ngày 08/06/2023 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    24. Văn bản số 2437/SXD-QHKT ngày 04/07/2023 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    25. Văn bản số 3309/STNMT-CCBVMT ngày 13/07/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    26. Văn bản số 538/STTTT-CĐCBCVT ngày 08/06/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    27. Văn bản số 1658/SCT-VP ngày 14/06/2023 của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    28. Văn bản số 2183/TNMT-QH ngày 07/06/2023 của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    29. Văn bản số 210/PKT ngày 12/06/2023 của Phòng Kinh tế về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;
    30. Văn bản số 282/CATX-PCCC&CNCH ngày 03/06/2023 của Công an thị xã Bến Cát về việc góp ý hồ sơ điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương;

    II. Bản vẽ kèm theo

    + Sơ đồ so sánh quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất phê duyệt và điều chỉnh tỉ lệ 1/500.

    + Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; tỷ lệ 1/500.

    + Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; tỷ lệ 1/500.

    + Bản đồ quy hoạch công trình giao thông, CGĐĐ, CGXD; tỷ lệ 1/500.

    + Bản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước mưa; tỷ lệ 1/500.

    + Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước; tỷ lệ 1/500.

    + Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp điện; tỷ lệ 1/500.

    + Bản đồ quy hoạch hệ thống chiếu sáng; tỷ lệ 1/500.

    + Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc; tỷ lệ 1/500

    Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần hỗ trợ và tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Chúng tôi sẽ sẵn lòng đồng hành và cung cấp giải pháp tốt nhất cho quý khách hàng.

    Thông tin công ty:

    Hotline: 0907 622 626 Mrs Như

    Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com

    Website: xinphepxaydungbinhduong.com

    Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline : 0907 622 626Nhắn Tin ZaloNhắn Tin SMS