Quy định số tầng xây nhà ở hiện nay

79 lượt xem
Mục lục chính

    Quy định số tầng xây nhà khi thi công xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng mà chủ đầu tư cần lưu ý đặc biệt là khi xây dựng tại các khu vực đô thị. Nếu vi phạm chủ đầu tư sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy quy định số tầng xây nhà ở tại Bình Dương là bao nhiêu? Mời bạn cùng Trường Lũy tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

    I. Mục đích quy định số tầng khi xây nhà ở

    Trong xây dựng việc tuân thủ quy định số tầng xây nhà ở là điều cần thiết nhằm:

    Đảm bảo an toàn: Các tòa nhà cao dễ xảy ra tai nạn cháy nổ và sập đổ. Quy định nghiêm ngặt về số tầng tối đa khi xây nhà sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro cho cư dân.

    Bảo vệ cảnh quan đô thị: Nhà cao tầng có thể làm mất cân đối cảnh quan đô thị. Quy định số tầng giúp duy trì sự hài hòa và thống nhất về mặt cảnh quan.

    Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật: Đối với khu vực mật độ dân cư cao, quy định số tầng xây nhà tối đa giúp giảm quá tải hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho các công trình công cộng.

    II. Giấy phép xây dựng là gì?

    Giấy phép xây dựng là giấy tờ pháp lý quan trọng trong mọi dự án xây dựng. Nó là minh chứng cho việc tuân thủ các quy định về xây dựng, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Theo Luật Xây dựng năm 2014 và 2020, giấy phép xây dựng được phân loại như sau:

    • Giấy phép xây dựng mới: Cho phép chủ đầu tư dựng công trình mới.
    • Giấy phép sửa chữa, cải tạo: Cho phép chủ đầu tư sửa chữa hoặc cải tạo công trình hiện có.
    • Giấy phép di dời công trình: Cho phép chủ đầu tư di dời công trình sang vị trí mới.
    • Giấy phép xây dựng có thời hạn: Được cấp cho các công trình hoặc nhà ở riêng lẻ, có hiệu lực trong thời gian nhất định theo quy hoạch xây dựng.

    Xem thêm: Điều kiện và quy trình xin cấp phép xây dựng tại Bình Dương

    III. Quy định số tầng xây nhà ở được cấp phép xây dựng mới nhất

    1. Quy định số tầng xây nhà ở được cấp phép xây dựng

    Quy định số tầng xây nhà ở tối đa  là 4 tầng, có thể lên 5 tầng ở trung tâm thành phố, quận/huyện, hoặc trên lô đất lớn. Nhưng số tầng thực tế còn tùy thuộc vào vị trí (nông thôn hay thành phố), địa điểm cụ thể (mặt đường hay hẻm), và loại hình xây dựng (khu đô thị hay riêng lẻ). Quy định cụ thể sẽ được áp dụng dựa trên từng trường hợp sau:

    Số tầng cho phép đối với nhà ở trong hẻm dưới 3,5m: 

    • Tối đa 3 tầng, chiều cao không quá 13,6m. Tầng trệt không quá 3,8m.
    Số tầng cho phép đối với nhà ở trong hẻm dưới 3,5m
    Quy định số tầng xây nhà ở hiện nay

    Số tầng cho phép đối với nhà ở trong đường lộ giới 3,5 – 7m:

    • Tối đa 3 tầng nếu không có yếu tố tăng tầng.
    • Tối đa 4 tầng nếu có khoảng lùi và nằm ở trung tâm thành phố hoặc quận/huyện.

    Số tầng cho phép đối với nhà ở trong đường lộ giới 7 – 12m:

    • Tối đa 4 tầng nếu không có yếu tố tăng tầng.
    • Tối đa 5 tầng nếu ở trung tâm thành phố, quận/huyện, hoặc lô đất lớn.
    • Tối đa 6 tầng nếu thỏa mãn ít nhất 1 yếu tố tăng tầng cao.

    Số tầng cho phép đối với nhà ở trong đường lộ giới 12 – 20m:

    • Tối đa 4 tầng nếu không có yếu tố tăng tầng.
    • Tối đa 5 tầng nếu ở trung tâm thành phố, quận/huyện, hoặc lô đất lớn.
    • Tối đa 6 tầng nếu thỏa mãn 2 yếu tố tăng tầng cao.
    • Tối đa 7 tầng nếu thỏa mãn cả 3 yếu tố tăng tầng.

    2. Quy định về chiều cao nhà ở

    Chiều cao nhà ở được quy định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm loại hình nhà ở, vị trí địa lý, quy hoạch xây dựng và kích thước của ngôi nhà.

    Nhà ở liền kề:

    • Giới hạn chiều cao: Tối đa 6 tầng.
    • Ngõ hẻm nhỏ hơn 6m: Tối đa 4 tầng.
    • Khu vực chưa có quy hoạch chi tiết: Chiều cao không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà.
    • Độ cao khác nhau trong dãy nhà: Chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy.
    • Tầng trệt: Độ cao phải đồng nhất.
    • Nhà liên kế có sân vườn: Chiều cao không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo quy hoạch chi tiết.

    Nhà phố:

    • Tuyến đường rộng hơn 12m: Chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường (góc vát 45 độ).
    • Tuyến đường nhỏ hơn hoặc bằng 12m: Chiều cao nhà phố không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 45 độ (không lớn hơn chiều rộng đường).
    • Đường nội bộ: Chiều cao nhà không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 30 độ (không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường).

    Lưu ý:

    • Các quy định về chiều cao nhà ở có thể thay đổi tùy theo từng địa phương.

    3. Quy định chiều cao tối đa được phép xây dựng nhà ở

    Quy định số tầng xây nhà ở còn phụ thuộc vào chiều cao căn nhà, kích thước của mỗi lô đất được quy định như sau:

    • Diện tích lô đất 30- 40m2, mặt tiền rộng hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m: được phép xây dựng không quá 4 tầng 1 tum (tổng chiều cao nhà tối đa 16m)
    • Diện tích lô đất 40- 50m2,  mặt tiền rộng từ 3m- 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m được phép xây dựng tối đa 5 tầng 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 20m)
    • Diện tích lô đất trên 50m2, mặt tiền rộng hơn 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển: chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24m).

    4. Một số lưu ý về quy định số tầng xây nhà ở

    Để tránh nhầm lẫn và đảm bảo tuân thủ pháp luật, bạn cần chú ý một số điểm đặc biệt về quy định số tầng xây dựng:

    a) Khác biệt địa phương:

    • Quy định số tầng cấp phép có thể khác nhau giữa các địa phương.
    • Nên kiểm tra thông tin cụ thể tại cơ quan quản lý xây dựng địa phương.

    b) Cách gọi tầng:

    • Một số địa phương sử dụng “tầng trệt” để chỉ tầng 1, “tầng (lầu) 1” để chỉ tầng 2.
    • Lưu ý cách gọi tầng trong giấy phép xây dựng để tránh nhầm lẫn.

    c) Khu vực chưa có quy định cụ thể:

    • Nếu khu vực chưa có quy định cụ thể về quy mô công trình, hãy tham khảo quy định chung của tuyến phố.
    • Quy định chung thường dựa trên công trình có tỷ lệ lớn nhất trên tuyến đường.

    d) Khu đất không phù hợp quy hoạch:

    • Đối với khu đất không phù hợp quy hoạch hoặc không có kế hoạch quy hoạch cụ thể, quy mô công trình được xem xét dựa trên công trình có tỷ lệ lớn nhất trên toàn tuyến đường.

    Tham khảo: Dịch Vụ Xin Giấy Phép Xây Dựng tại Bình Dương – Trường Lũy

    VI. Mức phạt khi vi phạm khi xây dựng nhà ở vượt quá số tầng

    Theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về mức phạt khi vi phạm quy định số tầng xây nhà cho phép như sau:

    • Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng : Nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
    • Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng: Nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa, hoặc các công trình khác không thuộc quy định ở điểm a, c nghị định trên
    • Phạt tiền 30.000.000 – 50.000.000: Công trình yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng.
    • Tùy vào từng trường hợp, sẽ yêu cầu tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định tại Điểm d, Khoản 11, Điều 15.

    Vừa rồi Trường Lũy đã tổng hợp quy định số tầng xây nhà ở mới nhất. Khi tuân thủ các quy định này sẽ giúp quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và tránh các vấn đề về đất đai, pháp lý. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua để được giải đáp nhanh chóng!

    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!

    Thông tin công ty: 

    Hotline: 0907 622 626 Mrs Như

    Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com

    Website: xinphepxaydungbinhduong.com

    Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 

     

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline : 0907 622 626Nhắn Tin ZaloNhắn Tin SMS