Phân loại công trình xây dựng giúp đánh giá các tác động đối với an toàn con người và tài sản trong suốt quá trình vận hành, khai thác, sử dụng công trình xây dựng. Quá trình này giúp xác định mức độ phức tạp và các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn của từng loại công trình, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ và quản lý hiệu quả.Vậy công trình xây dựng được phân loại và phân cấp như thế nào? Sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới đây.
I. Phân loại công trình xây dựng hiện nay
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP công trình được phân loại theo hai tiêu chí:
Theo công năng sử dụng:
Mục đích phân loại:
- Phân loại theo công năng chung của dự án nhằm xác định thẩm quyền, thẩm định dự án thiết kế kiểm tra công tác nghiệm thu.
- Phân loại theo công năng riêng nhằm quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng khác.
- Công trình dân dụng;
- Công trình công nghiệp;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Công trình giao thông;
- Công trình nông nghiệp;
- Công trình An Ninh Quốc Phòng;
Theo tính chất kết cấu:
Mục đích phân loại: làm cơ sở xác định cấp công trình tùy theo tính chất kết cấu sẽ có tiêu chí xác định cấp công trình.
- Kết cấu dạng nhà;
- Kết cấu dạng cột, trụ, tháp;
- Kết cấu dạng bể chứa, silo;
- Kết cấu dạng tường chắn, kè đập;
- Kết cấu dạng đường ống, cống, hào, tuynel;
- Kết cấu dạng cầu, hầm;
- Kết cấu dạng cảng, đường thuỷ, âu tàu và các kết cấu khác;
II. Phân cấp công trình và tiêu chí phân cấp công trình
2.1. Phân cấp công trình xây dựng
Mục đích của việc phân cấp: nhằm quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo khoản 2 điều 5 luật xây dựng công trình xây dựng được phân cấp theo 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III,cấp IV;
2.2. Tiêu chí phân cấp công trình xây dựng
Theo khoản 1 điều 2 thông tư 06/2021/TT-BXD có quy định cụ thể nguyên tắc khi phân cấp công trình cần dựa trên các tiêu chí như sau:
- Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình;
- Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu.
III. Áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
Cấp công trình quy định tại Thông tư này được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau:
a) Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công
nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;
b) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
c) Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;
d) Xác định công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc;
đ) Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật rừng;
e) Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
g) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
h) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
i) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
k) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
l) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;
m) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;
n) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Kết luận:
Việc phân loại, phân cấp công trình rất cần thiết nhằm đánh giá, phân loại công trình xây dựng phù hợp với tính chất, quy mô, từ đó đưa ra các định hướng giải pháp để sửa chữa, cải tạo nâng cấp, góp phần làm cho nền xây dựng nước nhà ngày càng phát triển. Vừa rồi là những hướng dẫn về phân loại công trình xây dựng mà Trường Lũy muốn chia sẻ hy vọng đem đến thông tin hữu ích cho Quý khách hàng!
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0907 622 626
Nếu Quý khách có nhu cầu xin cấp giấy phép xây dựng, hoàn công công trình, xin giấy phép pccc, lập quy hoạch,….Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, với hơn 12 năm hoạt động và hơn 700+ dự án .Với đội ngũ chuyên gia am hiểu về mặt pháp lý, chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng yêu cầu của quý vị đồng thời tuân thủ đúng theo quy định pháp luật của nhà nước với thời gian nhanh chóng – giá cả cạnh tranh nhất thị trường.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TRƯỜNG LUỸ
Hotline: 0907 622 626 Mrs Như
Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com
Website: xinphepxaydungbinhduong.com
Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương