Việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là quy định bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp đang hoạt động nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. Đối với trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được các báo cáo môi trường hoặc lập hồ sơ môi trường lao động sẽ bị xử phạt nặng khi các cơ quan quản lý tiến hàng kiểm tra. Bài viết dưới đây, Trường Lũy sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động!
I. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là gì?
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ lập ra để quản lý các yếu tố ảnh hưởng trong môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Hồ sơ này cũng chính là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn và các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Xem thêm: Báo Cáo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Năm 2024
Các yếu tố vệ sinh môi trường lao động bao gồm:
- Yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
- Yếu tố vật lý: Bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường
- Yếu tố vi sinh vật gây bệnh: Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,…
- Yếu tố tâm lý lao động và Ecgonomics: những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người lao động
- Và các yếu tố môi trường khác.
II. Đối tượng cần thực hiện hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Theo quy định thì tất cả các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, nhà xưởng và các tổ chức có sử dụng lao động phải thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.
Ngoài ra, theo quy định, việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động cần được thực hiện định kỳ 1 lần/năm để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao đồng.
III. Các bước lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Để lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, các doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khảo sát tổng quan về quy mô sản xuất, quy trình làm việc và điều kiện môi trường lao động hiện tại.
Bước 2: Thống kê chi tiết về các thiết bị, máy móc và nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất, đồng thời xác định các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động đối với chúng.
Bước 3: Thống kê số lượng lao động có tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại trong quá trình làm việc.
Bước 4: Đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động và đề xuất các biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và sức khỏe người lao động.
Bước 5: Tiến hành lấy mẫu khí xung quanh khu vực sản xuất và mẫu khí thải tại nguồn, sau đó phân tích để đánh giá chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm.
Bước 6: Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và nộp đến cơ quan chức năng để xem xét, đánh giá và phê duyệt.
Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp mới nhất: Tải về
IV. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động bao gồm những gì?
- Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
- Thực hiện quan trắc môi trường lao động (đo kiểm môi trường lao động) theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
- Báo cáo về y tế lao động theo Thông tư 19/2016/TT–BYT.
Thời gian thực hiện báo cáo:
Sau khi hoàn thiện hồ sơ về vệ sinh môi trường lao động, doanh nghiệp nộp báo cáo trong thời hạn như sau:
- Báo cáo 6 tháng đầu năm: Nộp trước ngày 5 tháng 7 hằng năm.
- Báo cáo năm: Nộp trước ngày 10 tháng 1 của năm tiếp theo.
Thủ tục lập hồ sơ vệ sinh môi trường:
- 1 bộ hồ sơ lưu tại cơ sở
- 1 bộ hồ sơ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở lao động đặt trụ sở. Đối với cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành, lưu bộ hồ sơ tại đơn vị quản lý y tế của Bộ, ngành.
Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động:
- 1 bộ hồ sơ lưu tại cơ sở lao động
- 1 bộ hồ sơ lưu tại đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động cho cơ sở lao động quy định tại khoản này.
- 1 bộ hồ sơ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở lao động đặt trụ sở và tại đơn vị quản lý y tế. Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành.
Kết luận:
Trên đây Trường Lũy đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết trong hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Nếu như bạn vẫn còn đang gặp khó khăn trong quá trình lập và nộp hồ sơ hoặc muốn tư vấn về các giải pháp môi trường cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với Trường Lũy qua số điện thoại: 0907 622 626 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.
Thông tin công ty:
Hotline: 0907 622 626 Mrs Như
Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com
Website: xinphepxaydungbinhduong.com
Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương