Việc làm đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở là điều cần thiết để đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi của chúng ta cũng như tuân thủ pháp luật theo quy định của Nhà nước về Luật Xây dựng. Tuy nhiên, không phải hầu hết mọi người đều biết cách soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ, đơn xin cấp phép một cách đầy đủ nhất. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở giúp bạn tối ưu hóa được thời gian chuẩn bị thủ tục.
I. Đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở là gì?
Đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở là văn bản pháp lý mà chủ sở hữu nhà ở cần phải hoàn thành và gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở của mình.
Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa cải tạo nhà ở cần phải được chuẩn bị đầy đủ các thông tin, nội dung về:
- Thông tin của chủ sở hữu
- Thông tin nhà ở
- Đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế
- Phạm vi sửa chữa, cải tạo
- Dự kiến thời gian hoàn thành theo kế hoạch
- Cam kết tuân thủ đúng quy định pháp luật
- Tài liệu đính kèm (nếu có)
II. Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở
Tải ngay: Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở
III. Trường hợp cần làm đơn xin phép sửa chữa cải tạo nhà ở?
Theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 đã quy định cụ thể về trường hợp chủ sở hữu nhà ở cần làm đơn xin cấp phép khi muốn xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở. Tuy nhiên đối với những trường hợp dưới đây khi thực hiện sửa chữa cải tạo thì không cần phải làm đơn xin phép:
- Thứ nhất: Sửa chữa cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài của ngôi nhà nhưng không hề tiếp giáp với đường trong đô thị đã có yêu cầu về quản lý kiến trúc
- Thứ hai: Sửa chữa nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực hay nói cách khác là không hề ảnh hưởng đến khung sườn và công năng của ngôi nhà có thể ví dụ như: lắp đặt thêm các thiết bị mới, sửa chữa hệ thống điện, lắp đặt hệ thống nước dựa trên năng lượng mặt trời…
Tức là chúng ta cần phải xin phép sửa chữa đối với những trường hợp khi ngôi nhà đã xuống cấp quá trầm trọng, có ý định cơi nới, thay đổi diện tích, kết cấu nhà ở.
Với những trường hợp phải xin cấp phép sửa chữa nhưng chủ sở hữu không tuân thủ theo quy định pháp luật mà tự ý xây dựng có thể bị xử phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (đối với nhà ở riêng lẻ) đã được quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
IV. Quy trình, thủ tục đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở
1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở sẽ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Xây dựng 2014 đã được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Xây dựng 2020, hồ sơ cấp giấy phép bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở
- Bản sao về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật
- Bản vẽ hiện trạng những bộ phận nhà ở đề nghị được cải tạo
- Đối với các công trình mang tính di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì cần có văn bản chấp thuận về sự cần thiết khi xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa
2. Thủ tục xin cấp phép
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Hoàn thiện Đơn xin cấp giấy phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu kèm theo (đã được đề cập phía trên)
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ xin phép sửa chữa tại Ủy ban Nhân dân cấp Quận/Huyện trong giờ hành chính
- Nhân viên phụ trách sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Nếu hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ nhận được giấy hẹn
- Nếu hồ sơ thiếu sót, bạn sẽ được hướng dẫn bổ sung
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
- Thời gian giải quyết hồ sơ là 20 ngày làm việc kể từ khi gửi cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Nếu hồ sơ phù hợp, bạn sẽ nhận được kết quả vào ngày hẹn
- Nếu hồ sơ không có tính hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo bằng văn bản với lý do từ chối cụ thể
- Nếu quá thời hạn giải quyết, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải thích
Bước 4: Nhận kết quả
- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong giờ hành chính
- Mang theo giấy hẹn và giấy tờ tùy thân (căn cước công dân) để nhận giấy phép xây dựng sửa chữa
Lưu ý: Sau khi có giấy phép, cần nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu xây dựng cho bộ phận chịu trách nhiệm về xây dựng tại phường/xã địa phương nơi căn nhà bạn muốn sửa chữa.
Kết luận:
Đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở là một trong những văn bản cần phải được chuẩn bị chỉnh chu nhằm giúp quá trình xin giấy phép xây dựng được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ cho Trường Lũy nếu bạn cần được hỗ trợ thêm về pháp lý và các thông tin liên quan khác về Đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở.
Thông tin công ty:
Hotline: 0907 622 626 Mrs Như
Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com
Website: xinphepxaydungbinhduong.com
Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương