Dịch Vụ Tư Vấn Xin Giấy Phép Môi Trường Chuyên Nghiệp Và Uy Tín Tại Bình Dương. Bắt đầu từ thời điểm Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, thì các quy định về hồ sơ môi trường đã có đã có nhiều sự thay đổi đáng chú ý. Trong số đó, giấy phép môi trường (GPMT) đã thay thế một số loại hồ sơ môi trường trước đây nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính về môi trường cho doanh nghiệp.
I. Khi nào thì doanh nghiệp cần xin giấy phép môi trường?
Khi doanh nghiệp chưa có giấy phép môi trường hoặc chỉ có giấy phép môi trường thành phần thì cần lập một loại giấy tờ mới về môi trường được gọi là Giấy Phép Môi Trường.
Khi doanh nghiệp đã có giấy phép môi trường thành phần, cần kiểm tra xem giấy phép đó còn thời hạn sử dụng hay không, để xem xét thời hạn lập giấy phép môi trường mới theo đúng quy định Nhà Nước:
- Đối với giấy phép môi trường thành phần (có thời hạn): doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2025.
- Đối với giấy phép môi trường thành phần không có thời hạn: doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường mới trước ngày 01/01/2027.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ngoài việc lập giấy phép môi trường, cần lập hồ sơ đăng ký môi trường trước ngày 01/01/2024.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, hãy liên hệ với chúng tôi 0907 622 626 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng với các vấn đề sau:
- Xác định loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần thực hiện và cơ quan nào sẽ cấp giấy phép (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp bộ).
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và giấy tờ đã đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện thủ tục môi trường và lập giấy phép môi trường theo quy định mới. Điều này giúp tránh việc bị quá hạn hoặc bị phạt và kịp thời bổ sung nếu cần.
- Tính toán và thông báo chi phí thực hiện hồ sơ giấy phép môi trường để doanh nghiệp có thể lên kế hoạch nguồn kinh phí phù hợp.
Xem thêm: Dịch Vụ Xin Giấy Phép Xây Dựng Nhà Xưởng Tại Bình Dương Uy Tín
II. Quy trình thực hiện giấy phép môi trường
Bước 1: Thống nhất nội dung công việc
Tiến hành tư vấn và thương lượng với khách hàng để đạt được thỏa thuận về công việc, kinh phí và thời gian thực hiện.
Bước 2: Hỗ trợ thực hiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Thu thập các thông tin liên quan đến dự án.
- Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường, đo đạc và lấy mẫu.
- Viết báo cáo.
- Gửi báo cáo cho khách hàng để xem xét và ký duyệt.
- Hoàn tất hồ sơ và trình nộp hồ sơ.
- Tiếp đoàn thẩm định.
- Chỉnh sửa báo cáo và bổ sung hồ sơ nếu cần.
- Gửi báo cáo ký duyệt lần cuối cho khách hàng.
- Trình nộp hồ sơ xin giấy phép môi trường.
Bước 3: Chờ xét duyệt và cấp giấy phép môi trường
Doanh nghiệp chờ cơ quan chức năng xét duyệt và cấp giấy phép môi trường cho dự án.
Bước 4: Nghiệm thu với khách hàng
Tiếp nhận giấy phép môi trường và tiến hành nghiệm thu với khách hàng.
Thời gian:
Thời gian hoàn thành (Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được thông qua)
Quá trình thực hiện và hoàn thành cấp giấy phép môi trường mất khoảng 60-90 ngày làm việc, tùy thuộc vào cấp Huyện, Tỉnh hoặc Bộ (không tính thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ). Thời gian bắt đầu tính từ ngày Chủ đầu tư cung cấp đầy đủ hồ sơ.
III. Một số câu hỏi thường gặp
1. Vì sao doanh nghiệp lại cần phải có giấy phép môi trường?
Giấy phép môi trường phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường.
Thể hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở.
Là biện pháp kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, doanh nghiệp và cơ sở.
Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế song song vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường.
2. Thời hạn của giấy phép môi trường là bao lâu?
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau theo Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
Đối với dự án đầu tư nhóm I: Thời hạn là 07 năm.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 và có tiêu chí về môi trường tương tự như dự án đầu tư nhóm I: Thời hạn là 07 năm.
Các đối tượng khác: Thời hạn là 10 năm.
3. Cơ quan nào sẽ cấp giấy phép môi trường?
Cơ quan cấp giấy phép môi trường bao gồm: cơ quan đánh giá tác động môi trường, cơ quan phê duyệt kế hoạch/đề án bảo vệ môi trường và cơ quan được ủy quyền.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
Theo quy định Khoản 1, điều 43 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép môi trường bao gồm các thông tin sau:
- Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
- Giấy tờ liên quan đến đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
- Bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường và công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận liên quan đến công trình, thiết bị xử lý chất thải.
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan.
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của công tác quan trắc môi trường.
- Văn bản về quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường.
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (mẫu Phụ lục VIII Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
- Tài liệu về pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát thực tế trong trường hợp không yêu cầu đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 26 Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT).
- Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp không yêu cầu đánh giá tác động môi trường theo (Mẫu số 27 Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT).
- Biên bản họp hội đồng thẩm định về việc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư theo (Mẫu số 28 Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT).
- Biên bản của công tác kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở theo (Mẫu số 29 Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT)
- Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường cho dự án theo (Mẫu số 30 Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT)
- Phiếu thẩm định của thành viên hội đồng thẩm định, tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường theo (Mẫu số 31 Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT).
- Văn bản phản hồi của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn trong quá trình cấp lại, cấp mới giấy phép môi trường theo (Mẫu số 39 Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT).
Đối với mẫu báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đã có giấy phép môi trường trước đó.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng chống hay ứng phó tác động của môi trường kèm theo thuyết trình về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải.
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận liên quan đến công trình, thiết bị xử lý chất thải.
- Các phiếu kết quả về đo đạc, phân tích mẫu môi trường. ( ít nhất 3 đợt khảo sát).
- Phiếu kiểm định và hiệu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền đối với thiết bị quan trắc tự động, liên tục đã được lắp đặt (nếu có).
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu của công tác quan trắc môi trường.
- Văn bản quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường, bao gồm cả khả năng chịu tải của môi trường, được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường (có thể tham khảo Phụ lục IX, X, XI, XII của Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
- Các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác liên quan đến dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, theo quy định tại Mẫu số 27 của Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT.
- Biên bản kiểm tra cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, theo quy định tại Mẫu số 29 của Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT.
- Văn bản phản hồi từ cơ quan, tổ chức, chuyên gia đã được tham vấn trong quá trình cấp, cấp lại giấy phép môi trường, theo quy định tại Mẫu số 39 của Phụ lục II Thông tư 02/2022/BTNMT.
5. Quy định xử phạt nếu vi phạm
Theo quy định Khoản 4, Điều 44 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2022 xử lí quy phạm và tước quyền sử dụng giấy phép môi trường:
Khoản 4 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường
Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường xảy ra khi chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. (nguồn: thuvienphapluat.vn)
Khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường
Giấy phép môi trường có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau:
Giấy phép được cấp không đúng theo thẩm quyền.
Nội dung của giấy phép vi phạm quy định của pháp luật.
HỖ TRỢ TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Thông tin công ty:
Hotline: 0907 622 626 Mrs Như
Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com
Website: xinphepxaydungbinhduong.com
Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Chúng tôi sẽ rất vui được hỗ trợ bạn và đáp ứng nhu cầu của bạn ngay lập tức!